In tiền riêng Đồng_(tiền_Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa)

Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Cơ quan Ấn loát thuộc Bộ Tài chính đã được Chính phủ cho phép thành lập với nhiệm vụ sản xuất tờ bạc Việt Nam để đưa ra lưu hành.

Ngày 1 tháng 12 năm 1945, Bộ Tài chính ký sắc lệnh 76/TC chính thức phát hành các đồng hào nhôm từ vĩ tuyến 16 trở ra. Đến ngày 31 tháng 1 năm 1946, tiền giấy mới in tiếp tục được phát hành ở khu vực này và cả Nam Trung Bộ.[2]

Để củng cố giá trị cho đồng tiền tài chính, lực lượng Việt Minh ra thông cáo năm 1948 là 1 đồng tài chính có giá trị 375 miligam vàng, tương đương với USD 0,48 nhưng số lượng vàng bảo chứng trong ngân khố không thể kiểm chứng được.[3]

Những năm đầu, tất cả những tờ tiến giấy này đều có hình Hồ Chí Minh với tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mệnh giá viết bằng Quốc Ngữchữ Hán.

Miền Bắc, Trung

Ngày 1 tháng 12 năm 1945, Sở Ngân khố đã bắt đầu phát hành các loại tiền kim loại 2 hào, 5 hào và 1 đồng, 2 đồng.

Vào ngày 31 tháng 1 năm 1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phát hành tờ bạc Việt Nam cho các địa phương từ vĩ tuyên 16 trở vào. Tiền này thay thế đồng bạc Đông Dương với giá trị tương đương 1:1. Dân chúng quen gọi đó là "tiền tài chính" do Bộ Tài chính phát hành. Tiền giấy xuất hiện đầu tiên in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh nên còn gọi là "tiền cụ Hồ".

Năm 1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập, quá trình in và phát hành đồng tiền Tài chính - giấy bạc cụ Hồ kết thúc vai trò lịch sử.

Miền Nam

Từ cuối năm 1945 sang năm 1946, người dân Nam Bộ chủ yếu vẫn sử dụng đồng bạc Đông Dương của Pháp. Đây là một trong những thời điểm hiếm hoi dân vùng kháng chiến có thể xé đôi các tờ bạc mệnh giá lớn 100 đồng, 500 đồng mà vẫn mua bán được. (Vì trong thời gian Nhật chiếm đóng Việt Nam đã buộc nhà in tiền Ideo của Pháp phải phát hành các tờ bạc mệnh giá lớn để quân đội Nhật tiêu dùng. Khi Nhật bại trận rút về nước, một lượng rất nhiều tiền mệnh giá lớn này vẫn ở ngoài thị trường khiến người dân khó tiêu dùng. Không đủ tiền lẻ thối lại, người dân miền Nam xé làm đôi để tự hạ phân nửa mệnh giá tờ bạc).

Ngày 3 tháng 4 1946, Quốc hội Việt Nam khóa I đã biểu quyết cho phép lưu hành giấy bạc tài chính của Việt Nam trên phạm vi cả nước. Khi chiến tranh lan rộng và Pháp mở cuộc tái chiếm Đông Dương thì đồng bạc Đông Dương được lưu hành trở lại.

Chống bạc giả

Về phía Pháp, sau khi nổ súng tái chiếm Sài Gòn, họ tuyên bố không thừa nhận các loại đồng bạc Đông Dương mệnh giá lớn do phát xít Nhật ép phát hành. Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh thuộc Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ đã nghĩ ra cách đóng dấu lên các tờ bạc này dòng chữ “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”. Bất cứ tờ bạc nào có con dấu đó đều được xem là hợp pháp và được mua bán bình thường ở vùng tự do.[4]

Pháp triển khai nhiều chiến dịch triệt phá, phong tỏa hàng hóa thiết yếu, dùng không quân và lính dù đánh vào chiến khu Đồng Tháp Mười đặt các cơ sở in tiền, cho in ấn và tuồn nhiều tiền giả vào chiến khu, nhằm gây rối loạn nền tài chính đối phương, gây mất niềm tin trong nhân dân, dẫn đến sụp đổ nguồn lực kinh tế kháng chiến. Ban đầu từ đổi ngang 1 đồng ăn 1 đồng bạc Đông Dương, Pháp đã phá giá tiền kháng chiến lên đến mức 40 - 50 đồng tiền kháng chiến mới đổi được 1 đồng bạc Đông Dương.

Ngay sau đó, một kế hoạch chống bạc giả được nghiên cứu và thực thi khẩn cấp. Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ gửi công văn đến các tỉnh chỉ rõ những điểm kỹ thuật để phân biệt bạc thật, bạc giả. Đồng thời, lãnh đạo kháng chiến các tỉnh được quyền lập phiếu xác nhận bạc thật, số xêri tiền và hai chữ ký của trưởng Ty Ngân khố, chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến cấp tỉnh. Sau đó, phiếu này được dán lên các tờ bạc thật để người dân yên tâm mua bán. Người dân Nam Bộ đặt tên cho tờ bạc dán phiếu xác nhận tiền thật là "bạc trùm mềm".[5] Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ phát hành loại "séc ghi tên" để hạn chế lượng tiền mặt quá nhiều ở vùng tự do. Loại séc này có các mệnh giá 1.000, 5.000 và 10.000 đồng do Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ phát hành. Chúng rất thuận tiện cho người dân buôn bán lớn ở vùng tự do lẫn vùng tạm chiếm khi có thể đổi ra đồng bạc Đông Dương hoặc tiền cách mạng phát hành (đồng).[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng_(tiền_Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa) http://banknoteworld.com/vietnam http://dantri.com.vn/xa-hoi/tham-nha-may-in-tien-d... http://www.na.gov.vn/LSQH1/giai_doan_54_75/gd3b.ht... http://www.sbv.gov.vn http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/vide... http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/vide... http://www.taichinhdientu.vn/Home/Thong-nhat-tien-... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d... http://tuoitre.vn/dong-tien-doc-lap-ky-1-cuoc-chie...